Chào các bạn ghé thăm !

Vào tám đi các bạn !

Date: 07/07/2015

By: Cô Hàng Xóm

Subject: Re: Re: Re: Cô Hàng xóm ơi !

hihi về thì hỏng dám đọc, đọc thì hỏng dám về ...hihi

Date: 07/07/2015

By: H

Subject: Re: Re: Re: Re: Cô Hàng xóm ơi !

Cô Hàng Xóm "sợ" bị lộ, hihi ... ?

Date: 07/07/2015

By: Cô Hàng Xóm

Subject: Re: Re: Re: Re: Re: Cô Hàng xóm ơi !


Suỵt ! an ninh góp 300 là túm được liền !

Date: 08/07/2015

By: H

Subject: Re: Re: Re: Re: Re: Re: Cô Hàng xóm ơi !

Lần này thì chưa ... Tiếc quá !
Mong có dịp được uống cà pháo cùng ! Hihi ...

Date: 17/07/2015

By: K.đen

Subject: Re: Re: Cô Hàng xóm ơi !

Cô Hàng xóm viết cảm động quá ! ..
Nếu 30 năm thì cô này học khoá 6-7....?

Date: 02/03/2016

By: HT

Subject: Re: Re: Cô Hàng xóm ơi !

Bài viết quá hay ,chơn chất ,

Date: 09/05/2015

By: Suu tam

Subject: 20 QUY TẮC SỐNG BẠN NÊN BIẾT

1. ... (???)
2. Đừng quan tâm tại sao mình nghèo. Hãy quan tâm tại sao người khác giàu.
3. Đừng sợ kẻ thông minh. Hãy sợ kẻ ngốc tưởng mình thông minh.
4. Đừng là người đầu tiên cũng đừng là người cuối cùng.
5. Số tiền còn lại trong túi mình là điều tuyệt mật.
6. Chỉ nói về thất bại của mình khi đã thành công trở lại.
7. Đừng khi nào tham dự một bàn tiệc khi chưa biết rõ ai là kẻ trả tiền.
8. Tránh lấy vợ hoặc chồng cùng công ty.
9. Đừng kể những mơ ước nhỏ bé của mình cho bất cứ ai, vì thế nào cũng có ngày bị lôi ra giễu cợt.
10. Đừng phí tiền ăn một món sang trọng nếu không có người nhìn.
11. Khi xem một bức tranh, nếu chưa hiểu gì, hãy tin chắc những người chung quanh đều như thế.
12. Cố gắng đọc một vài cuốn sách và nghe thuộc lòng vài bản nhạc cổ điển vì thực ra chúng rất ít.
13. Đừng tỏ ra giàu có. Hãy tỏ ra bí hiểm.
14. Khi chia tay, luôn luôn nói tốt về người cũ. Nếu họ quá xấu thì không nói gì.
15. Đừng tin vào quảng cáo. Hãy tin vào giá tiền.
16. Không tranh luận với kẻ có địa vị và kiến thức thấp hơn mình.
17. Hiểu thế nào là cao cấp mặc dù suốt đời không có tiền mua. Nếu không cao về tài sản, hãy cao về thẩm mỹ.
18. Muốn thân ai đó, phải có lúc cùng hư hỏng với người ta.
19. Cái gì mình ngu, hãy cố gắng biến nó thành phong cách.
20. Phải hiểu ai cũng là con ếch. Chỉ khác nhau cái giếng mà thôi.

https://www.tintucvietduc.de/song-tren-duc/loi-khuyen-cuoc-song-o-duc/loi-khuyen-cuoc-song/20960-20-quy-tac-song-ban-nen-biet.html

Date: 09/05/2015

By: H

Subject: Re: 20 QUY TẮC SỐNG BẠN NÊN BIẾT

Xem xong câu 11, nếu mình hiểu, thì người chung quanh sao ta ? Hihi ... (Chỉ giả thiết cho vui thôi !).

Date: 09/05/2015

By: Cô hàng xóm

Subject: Re: Re: 20 QUY TẮC SỐNG BẠN NÊN BIẾT

Hihi ...nếu mình hiểu được thì những người chung quanh còn hiểu nhiều hơn mình ... chứ sao !!!

Date: 09/05/2015

By: H

Subject: Re: Re: Re: 20 QUY TẮC SỐNG BẠN NÊN BIẾT

Ừ nhỉ, thế mà H chẳng hiểu ra, chỉ mỗi Cô Hàng Xóm hiểu, giải thích dùm, hihi ... Cám ơn !

Date: 26/04/2015

By: 30-4

Subject: 30-4

- Lần thứ 40 ngày 30 tháng tư của lịch sử đau thương mất mát, của vui nông nổi mà buồn thăm thẳm lại đến.

Suốt 40 năm qua, hệ thống tuyên truyền khổng lồ của đảng CSVN (Cộng sản Việt Nam) cầm quyền đã ngốn quá nhiều tiền thuế của dân, tiền bán tài nguyên đất nước vào việc tự huyễn hoặc mình và lừa dối người dân về ngày 30 tháng tư năm 1975, ngày huy hoàng đại thắng, ngày vẻ vang thống nhất đất nước.
Cuộc chiến tranh mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam cộng sản vẫn thần thánh hóa là cuộc chiến tranh “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước” thực chất chỉ là cuộc nội chiến tội lỗi, người Việt bắn giết người Việt, hệ quả tất yếu của hiệp định Genève cắt đôi đất nước Việt Nam thành hai tiền đồn, hai trận tuyến của hai ý thức hệ quyết liệt đối kháng, tiêu diệt nhau, chia đôi dân tộc Việt Nam thành hai thế lực thù địch không đội trời chung, hai tên lính xung kích của hai lực lượng đối kháng đó. Việc chia cắt độc đoán, phũ phàng, oan nghiệt đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam hoàn toàn do những người cộng sản thực hiện, cộng sản Tàu mưu toan và áp đặt, cộng sản Việt cam tâm cúi đầu chấp nhận.

Rắp tâm làm cuộc nội chiến, lực lượng cộng sản Việt Nam ở miền Nam phải chuyển ra miền Bắc theo qui định của hiệp định Genève nhưng họ đã bí mật ém lại lượng lớn súng đạn và khá đông đội ngũ lãnh đạo cộng sản chỉ biết có đấu tranh giai cấp bạo liệt, sắt máu, không biết đến đạo lí thương yêu đùm bọc giống nòi. Đầu năm 1959, đảng cộng sản Việt Nam ban hành nghị quyết 15 xác định rõ việc thâu tóm miền Nam bằng bạo lực cách mạng, tiến hành chiến tranh trong lòng dân tộc, quyết thực hiện nội chiến tương tàn.

Có nghị quyết 15, những người cộng sản ở miền Bắc liền hối hả mở đường đưa súng đạn và lực lương chiến đấu vào miền Nam. Tháng năm, 1959, đường mòn từ miền Bắc xâm nhập miền Nam được mở dọc theo dãy Trường Sơn. Tháng bảy, 1959, mở tiếp đường mòn trên biển, mở luồng mở bến cho những con tàu không số chở súng, đạn, thuốc nổ từ Đồ Sơn, Hải Phòng vào Vũng Rô, Phú Yên, Trung Bộ, vào Gành Hào, Cà Mau, Nam Bộ.

Có nghị quyết 15, cán bộ cộng sản ở lại miền Nam nằm vùng liền tổ chức, tập hợp lực lượng. Những hầm súng đạn được khui lên. Cuối năm 1959, tiếng súng nội chiến bùng nổ ở Trà Bồng, Quảng Ngãi. Ngày 17. 1. 1960, tiếng súng nội chiến rộ lên ở huyện Giồng Trôm và huyện Mỏ Cày, Bến Tre. Từ đó tiếng súng nội chiến lan ra khắp miền Nam. Khắp miền Nam, nơi nào cũng có lãnh đạo cộng sản nằm vùng, nơi nào cũng mịt mù lửa khói nội chiến, lênh láng máu người Việt giết người Việt. Từ đó, ngày 17. 1. 1960 được những người Cộng sản tự hào coi là ngày Đồng khởi vẻ vang của họ. Còn lịch sử Việt Nam phải đau buồn ghi nhận ngày 17. 1. 1960 là ngày khởi đầu cuộc nội chiến Nam Bắc.

Chiến tranh vũ trang thảm khốc và chiến tranh chính trị lừa dối do những người cộng sản phát động đã đẩy chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam vào cuộc khủng hoảng nặng nề, triền miên không có điểm dừng. Trước nguy cơ sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, một chính quyền được tổ chức theo mô hình dân chủ văn minh, có tam quyền phân lập thực sự, nhờ thế người dân miền Nam bước đầu đã có tự do dân chủ thực sự, một chính quyền đang chiến đấu ngăn chặn sự tràn lan bạo lực cộng sản; Trước nguy cơ cả Đông Nam Á bị tràn ngập trong sắt máu bạo lực cộng sản, năm 1965, sáu năm sau nghị quyết 15 của đảng CSVN sử dụng bạo lực thâu tóm miền Nam, gần sáu năm sau tiếng súng nội chiến bùng nổ ở miền Nam, Mĩ mới đưa quân vào miền Nam Việt Nam cứu đồng minh Việt Nam Cộng Hòa trước nguy cơ sụp đổ và củng cố một tiền đồn ngăn chặn cơn thác lũ cách mạng bạo lực cộng sản đang ở đỉnh cao trào.

Năm 1965, quân đội Mĩ đổ vào Việt Nam cũng như năm 1944 quân đội Mĩ đổ bộ vào châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như năm 1950 quân đội Mĩ đổ bộ lên bán đảo Triều Tiên đều không có mục đích xâm lược, không đánh chiếm lãnh thổ mà chỉ để làm trách nhiệm của một đồng minh và làm trách nhiệm của một nước lớn bảo đảm một thế giới ổn định, công bằng, bảo vệ những giá trị tự do, dân chủ của con người, ngăn chặn thảm họa phát xít thời thế chiến hai và ngăn chặn thảm họa cộng sản đang như bệnh dịch nhấn chìm thế giới vào hận thù đấu tranh giai cấp, vào bạo lực chuyên chính vô sản và nô dịch con người.

Cần giấu biến cuộc nội xâm tội lỗi của ý thức hệ giai cấp, cuộc nội xâm mang hận thù giai cấp vay mượn, mang tư tưởng bạo lực chuyên chính vô sản ngoại lai, mang súng đạn của thế giới cộng sản về đánh phá dân tộc, nô dịch nhân dân, thống trị đất nước, ngay từ khi phát động cuộc nội chiến phi nghĩa núp bóng cuộc chiến tranh chính nghĩa “giải phóng miền Nam”, những người cộng sản đã vẽ ra con ngáo ộp “đế quốc Mĩ” hiếu chiến, tham tàn, man rợ hù dọa người dân, đã lôi “đế quốc Mĩ” vào tham chiến để biến cuộc nội chiến thành cuộc thánh chiến như lời bài hát của nhạc sĩ cộng sản Lưu Hữu Phước sáng tác năm 1960: “Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước/Diệt đế quốc Mĩ phá tan bè lũ bán nước”. Năm 1965, những đơn vị tinh nhuệ, hiện đại nức tiếng của quân đội Mĩ, những sư đoàn Kị Binh Bay Số 1, lữ đoàn Tia Chớp Nhiệt Đới... với xe tăng lổm ngổm bò kín đất Vạn Tường, Quảng Ngãi, máy bay lên thẳng vè vè rợp trời Bông Trang Nhà Đỏ, Bình Dương thì hệ thống tuyên truyền nhà nước Việt Nam cộng sản như bắt được vàng, như được trích một liều đô pinh mạnh, họ reo lên: “Có những ngày vui sao cả nước lên đường/Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục... Bộ đội dân công trùng trùng điệp điệp/Chào nhau không kịp nhớ mặt nhớ tên/Đội ngũ ta đi dài theo tiếng hát...” Đó là thơ của nhà thơ quân đội Nhân dân Việt Nam, Chính Hữu. Khi reo lên như vậy, năm 1966, nhà thơ Chính Hữu là thiếu tá ở cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Lúc chết, năm 2007, ông là đại tá.

Đây không phải là niềm vui của người lính bị dồn ra trận. Đi vào chỗ chết, đi vào cuộc chiến người Việt bắn giết người Việt, làm sao vui được. Đây là niềm vui tuyên huấn, niềm vui cộng sản. Niềm vui của những người đã đánh tráo được tên gọi cuộc nội chiến tương tàn thành cuộc thánh chiến hào hùng “Chống Mĩ cứu nước”. Niềm vui đã đưa được cả nước vào cuộc nội chiến ngùn ngụt hận thù giai cấp, người Việt vô sản say mê bắn giết người Việt tư sản. Người Việt nghèo khổ cuồng dại bắn giết người Việt có của. Niềm vui khi thấy hai anh em ruột thịt cùng cha cùng mẹ ở hai chiến tuyến ý thức hệ xả súng vào ngực nhau, quăng lựu đạn vào đầu nhau!

Quân đội Mĩ vào tham chiến bên những người lính Việt Nam Cộng Hòa có làm cho cuộc nội chiến do những người cộng sản tiến hành chựng lại, tốc độ khuất phục, thâu tóm dải đất miền Nam của họ chậm lại nhưng không làm thay đổi bản chất cuộc nội chiến vì ý chí cộng sản dùng bạo lực khuất phục dải đất miền Nam không thay đổi. Không thay đổi ý chí cộng sản dùng máu người Việt để thống nhất trong tay họ đất nước Việt Nam mà chính họ đã chia cắt.

Nếu thực sự là cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thì khi quân đội Mĩ giảm vai trò, giảm sự có mặt trong cuộc chiến, mức độ ác liệt của cuộc chiến phải giảm và khi quân đội Mĩ rút hết khỏi Việt Nam thì cuộc chiến phải kết thúc. Không! Từ năm 1970, Mĩ thực hiện Việt Nam hóa chiến tranh, quân đội Mĩ giao lại vai trò chủ thể chiến trường cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa, quân đội Mĩ không trực tiếp tham chiến nữa, họ chỉ trợ chiến, yển trợ hỏa lực. Khi quân đội Việt Nam Cộng Hòa độc lập tác chiến trên các mặt trận, trực tiếp đối đầu với những người lính Việt Nam phía bên kia là lúc diễn ra những trận đánh đẫm máu nhất, những người lính Việt Nam ở cả hai phía, Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Cộng sản chết trận nhiều nhất. Những điểm quyết chiến ở Snun, Mỏ Vẹt, biên giới Việt Nam – Campuchia, ở đường 13, ở đường 9 – Nam Lào, ở thành cổ Quảng Trị trở thành những cái cối xay thịt nghiền nát hết trung đoàn, lữ đoàn lính Việt Nam này đến trung đoàn, lữ đoàn lính Việt Nam khác của cả hai phía.

Từ khi cuộc nội chiến bùng nổ, chưa bao giờ những người lính Việt Nam Cộng Hòa và những người lính Việt Nam Cộng sản chết nhiều như trong chiến dịch đường 9 – Nam Lào đầu năm 1971.

Từ khi cuộc nội chiến nổ ra, chưa bao giờ những người lính Việt Nam Cộng Hòa và những người lính Việt Nam Cộng sản chết nhiều như trong trận hai bên giành giật nhau thành cổ Quảng Trị hè thu năm 1972, thời gian miền Trung bước vào mùa mưa xối xả. Mưa ở Quảng Trị năm 1972 trở thành những trận mưa máu. Máu nhào đất thành cổ Quảng Trị thành bùn nhão nhoét, đỏ lòm và tanh tưởi. Dòng sông Thạch Hãn ngàn đời trong xanh bỗng trở thành dòng sông máu, loang đỏ máu lính Việt Nam. Lính chết không kịp chôn. Quân số bổ xung liên tục mà không còn lính sống để chôn lính chết. Người lính Lê Bá Dương may mắn sống sót đã viết về những đồng đội không có người vớt lên chôn cất còn mãi mãi nằm lại với sông Thạch Hãn: Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ/Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/Có tuổi hai mươi thành sóng nước/vỗ vô bờ mãi mãi ngàn năm.

Nước lênh láng ba phần tư diện tích trái đất được nhà thơ Xuân Diệu coi đó là nước mắt đau khổ của loài người: Trái đất ba phần tư nước mắt/Trôi đi như giọt lệ giữa không trung. Ba phần tư lịch sử Việt Nam cũng là lịch sử chiến tranh, là máu và nước mắt. Trong những cuộc chiến tranh liên miên đó chưa có cuộc chiến tranh nào mà người Việt lại quyết liệt, say mê giết người Việt như trong cuộc nội chiến do những người Cộng sản Việt Nam phát động giữa thế kỉ hai mươi.

Năm 1973, quân đội Mĩ rút khỏi Việt Nam thì những người Cộng sản càng đẩy mạnh cuộc nội chiến để chỉ hai năm sau họ thâu tóm hoàn toàn miền Nam vào ngày 30. 4. 1975.

Là cuộc nội chiến nên đích cuối cùng những người lính Việt Nam Cộng sản đến không phải là tổng hành dinh quân đội Mĩ mà là dinh Độc lập, nơi làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, người quản lí một nửa lãnh thổ Việt Nam, người lãnh đạo một nửa dân số Việt Nam.

Là cuộc nội chiến nên lá cờ những người lính Việt Nam Cộng sản hạ xuống ở dinh Độc lập ngày 30. 4. 1975 không phải là lá cờ Mĩ mà là lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, lá cờ quốc gia của một nửa lãnh thổ Việt Nam, lá cờ Tổ quốc của một nửa dân tộc Việt Nam.

Những người Cộng sản Việt Nam đã cắt đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam rồi họ lại lấy máu của chính dân tộc Việt Nam để thống nhất đất nước, để họ nghiễm nhiên thống trị cả nước không cần lá phiếu bầu chọn của người dân! Những người Cộng sản Việt Nam coi đó là chiến thắng vĩ đại của họ. Còn với dân tộc Việt Nam đó là keo thua đau đớn tức tưởi! Với những người dân miền Nam đã được sống trong tự do dân chủ, nay mất cả quyền con người, quyền công dân, không được quyền bầu chọn người quản lí đất nước, người lãnh đạo dân chúng, còn cái thua nào đau hơn!

Điểm lại những sự kiện chính của cuộc chiến tranh do những người cộng sản Việt Nam phát động từ 1960 đến ngày kết thúc 30.4.1975 để thấy rõ cuộc chiến này dứt khoát không phải là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mà chỉ là cuộc nội chiến đẫm máu nhất, tội lỗi nhất trong lịch sử Việt Nam để đảng Cộng sản Việt Nam giành quyền thống trị cả nước, nô dịch cả dân tộc Việt Nam.

Bản chất cuộc nội chiến càng lộ rõ ngay cả khi cuộc chiến đã kết thúc. Nếu cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30.4.1975 là “Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” thì cuộc chiến tranh đó trước hết phải giải phóng người dân miền Nam khỏi sự nô dịch của đế quốc Mĩ như hệ thống tuyên giáo cộng sản vẫn ra rả tuyên truyền, để người dân miền Nam trở về với dân tộc Việt Nam yêu thương. Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong tình cảm, ý chí người dân. 40 năm đã qua, sự thống nhất đó vẫn chưa hề có. Cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30.4.1975 chỉ giải phóng đất đai miền Nam để người thắng cuộc thâu tóm, thống trị cả nước, còn người dân miền Nam vẫn bị người thắng cuộc coi là thù địch. Chỉ là cuộc nội chiến, người Việt Cộng sản làm chiến tranh để tiêu diệt người Việt Cộng hòa. Người Việt Cộng hòa có may mắn thoát chết trong cuộc nội chiến khốc liệt, tàn bạo đó cũng bị loại bỏ khỏi sinh hoạt xã hội, trở thành những người tù không án, bị giam cầm mút mùa không thời hạn trong những nhà tù hà khắc.

Trước 30.4.1975 một ngày, Đô đốc Elmo Zum Walt Jr., Tư lệnh hải quân Mĩ ở Việt Nam điều một máy bay vận tải C130 từ Philippines đến Tân Sơn Nhất đón cả gia đình Đô đốc Trần Văn Chơn của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa sang Mĩ tị nạn. Đô đốc Trần Văn Chơn đã từ chối ra đi để được ở lại làm người dân Việt Nam sống cuộc đời bình yên với đất nước yêu thương đã hết chiến tranh. Nhưng những người Cộng sản thắng cuộc trong cuộc nội chiến vẫn coi những người như Đô đốc Trần Văn Chơn là đối tượng phải loại bỏ của cuộc nội chiến, họ nào có để cho ông được yên. Đô đốc Trần Văn Chơn ở tuổi ngoài sáu mươi bị tống vào nhà tù với tên gọi trại tập trung mỏi mòn mười ba năm trời.

Những ngày ngục tù tăm tối, cực khổ, Đô đốc Trần Văn Chơn mới nhận ra rằng nhà nước Việt Nam Cộng sản chỉ là nhà nước của một giai cấp hão huyền nào đó chứ không phải nhà nước của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam chân chính dù yêu nước nhưng không Cộng sản cũng không thể sống bình yên trên đất nước thương yêu của mình. Ra tù dù đã gần tám mươi tuổi, chân đã yếu, mắt đã mờ, đã gần đất xa trời, dù muốn được gửi nắm xương tàn vào đất Mẹ Việt Nam bên ông bà, tổ tiên, Đô đốc Trần Văn Chơn cũng phải ngậm ngùi gạt nước mắt ra đi, tìm đến đất nước xa lạ nhưng mở lòng bao dung đón nhận ông. Vài triệu người Việt Nam đã phải bỏ nước ra đi trong nước mắt như Đô đốc Trần Văn Chơn là nỗi đau, nỗi uất hận khó nguôi ngoai của dân tộc Việt Nam. Suốt bốn ngàn năm lịch sử có khi nào dân tộc Việt Nam bị thua đau đến như vậy!

Ngày 30.4.1975 là ngày chiến thắng vĩ đại của những người cộng sản chỉ biết có giai cấp, không biết đến dân tộc nhưng là ngày thua đau của cả dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã bị thua đau, bị chết mòn trong cuộc nội chiến núi xương sông máu nay lại bị đòn thù giai cấp đánh vào trái tim con người, đánh vào đạo lí xã hội, đánh vào lẽ sống còn của dân tộc làm cho dân tộc li tán tan tác và ngày 30.4.1975 là ngày khởi đầu của cuộc đại li tán dân tộc.

Ngày 30.4.1975 sau thoáng vui nông nổi mau qua đi, người dân liền phải nhận ra một sự thật cay đắng. Sự thật của lịch sử trớ trêu: Cái hung tàn thắng cái văn minh. Sự thật trắng tay của người dân. Bao thế hệ người dân Việt Nam đổ máu trong cuộc chiến đấu cho đất nước độc lập, cho người dân được tự do. Cuộc chiến kết thúc, trở về xã hội dân sự mới lồ lộ ra một thực tế: Tự do của người dân không có mà độc lập của đất nước cũng không! Quyền yêu nước của người dân cũng bị tươc đoạt. Đất nước ngày càng phụ thuộc và mất dần vào tay kẻ thù truyền kiếp của lịch sử Việt Nam nhưng là đồng chí cùng lí tưởng, cùng ý thức hệ, là bạn vàng bốn tốt của đảng CSVN!


Phạm Đình Trọng

Date: 09/04/2015

By: Cô hàng xóm

Subject: 'Truyện này có phải là của Bọ Lập không bà con ?

1. Năm 1965 nhà mình sơ tán lên làng Đông, Hợp tác phân cho mấy sào đất cát đầu làng, mấy anh em thi nhau ăn cắp đất cày tôn cái vườn lên cao gần một mét, ba mình lại khéo trồng cây, chỉ một năm sau nhà mình có khu vườn đẹp nhất xóm.


Xóm có bốn nhà. Phía trước là nhà anh Cu Chành, đội phó đội 1. Anh cu Chành oai nhất xóm, có xe đạp Phượng Hoàng, cười có răng vàng, có cái đài Orionton. Chiều chiều anh đạp xe đạp Phượng Hoàng, đeo cái đài to bằng cuốn từ điển Việt – Anh bên hông, ngậm cái tăm, mở to đài, đạp xe đi từ đầu làng đến cuối xóm. Anh đi đến đâu đài kêu oang oang tới đó, con nít rật rật chạy theo xe anh .


Thỉnh thoảng đi họp trên xã trên huyện về, tối anh xách đèn bão ra nhà kho hợp tác nói chuyện thời sự. Anh nói các anh trên trung ương phổ biến thế này thế kia, anh Lê Duẩn có ý kiến chỉ đạo thế này thế kia, anh Võ Nguyên Giáp động viên thế này thế kia, toàn anh không thôi, dân tình lác mắt.



Anh Cu Chành nói mấy anh trên trung ương nói cứ lo chiến đấu đi, đánh thắng Mỹ rồi tha hồ giàu. Chỉ riêng dầu mỏ cũng đủ no. Dầu mỏ nước ta như cái mâm, dầu mỏ đế quốc Mỹ như con ruồi đậu trên cái mâm, Mỹ không nhằm nhò chi với nước mình mô. Bà con vui vẻ nói ua chầu chầu sướng hè sướng hè.

Anh cu Chành nói mấy anh trên trung ương phê phán việc đuổi chim ra khỏi thành phố của nước đồng chí bạn là sai. Cứ xây dựng CNXH thành công, nhà cao cửa rộng, điện đóm giăng đầy, tự khắc chim chóc cút cả, việc chi phải đuổi.





Mấy người hỏi nước mô mà dại rứa hè. Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương dặn cứ nói nước đồng chí bạn, không được lộ ra nước nào. Nhưng tui nói nhỏ, bà con nghe đâu bỏ đó nghe chưa, đó là nước Trung Quốc. Bà con xôn xao nói ua chầu chầu nước đồng chí bạn dại hè, đế quốc Mỹ không đuổi lại đi đuổi chim.


Mọi người phục anh Cu Chành lắm, nói Cu Chành học chưa hết lớp 5 mà chuyện trên trời dưới biển biết cả là nhờ gần trung ương. Có ai biết anh Cu Chành nhờ gần cái đài Orionton.

Chỉ có mệ Hó là không phục. Một hôm anh Cu Chành nói mấy anh trên trung ương căn dặn bà con mình phải đoàn kết. Làm được thì làm, không làm được thì thôi nhưng phải đoàn kết. Anh Cu Chành nói tui nghiên cứu hết sách vở rồi, sở dĩ dân mình hay chửi nhau là vì phong kiến tư bản nó còn rơi rót. Mình muốn mau lên CNXH thì đừng có chửi nhau.



Mệ Hó đứng dậy phủi đít quần phành phạch, nói Cu Chành nói hay rứa răng toàn đi ỉa vứt. Anh Cu Chành trừng mắt nghiêm giọng, nói họp hành không được nói cu, đồng chí Hó phát ngôn bừa bãi. Mệ Hó cười cái hấc, nói mi đi họp răng không bỏ cu ở nhà, mang cu đi thì tau nói cu chơ răng. Anh Cu Chành đập bàn cái rầm, nói yêu cầu đồng chí Hó nói năng cẩn thận, đây không phải cái chợ.



Mệ Hó không sợ nhưng xuống giọng, nói đồng chí Cu Chành nói hay rứa răng toàn đi ỉa vứt. Anh Cu Chành nhăn mặt, nói chuyện ỉa đái không được nói nơi hội nghị, phát ngôn bừa bãi. Mệ Hó tịt, ngồi xuống nói ôi trời, l. trám được chơ tai không biết răng mà trám.


Mệ Hó ở ngay bên phải nhà mình, gọi là mệ chứ chỉ trên năm mươi chút thôi, mông vú còn nẩy lắm. Không thấy chồng con mệ đâu, chỉ thấy mệ ở với đứa cháu gái 11 tuổi, bằng tuổi mình. Mệ ngoa nhất xóm, động bất kì chuyện gì mệ cũng chửi. Mệ tức anh Cu Chành chuyên môn nhảy hàng rào sang ỉa hố xí nhà mệ, ỉa xong không đổ tro, không đậy nắp, bẻ tranh tre quẹt đít, tan cả mái lợp. Chỉ chuyện anh Cu Chành đi ỉa hố xí nhà mệ mà mệ chửi anh quanh năm suốt tháng.


Hồi này có phong trào làm hố xí hai ngăn. Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói đây là phát minh khoa học của Việt Nam, Nhật Bản thừa nhận đây là một trong 7 công trình khoa học vĩ đại nhất của thế kỉ 20. Anh Cu Chành nói hố xí hai ngăn là thành quả CNXH. Ngăn này ỉa, ngăn kia ủ phân rất chi là khoa học, vệ sinh cực kì. Bọn tư bản chúng nó ở nhà cao tầng, không làm hố xí hai ngăn, phân chảy ra đường ống trôi ra sông, rồi lại múc nước sông nấu ăn, có tởm không bà con. Bà con nói ua chầu chầu tư bản ngu chi ngu lạ.


Nói thế nhưng anh Cu Chành không làm hố xí hai ngăn, nhà nào cũng làm nhưng anh không làm, toàn xách đít nhảy hàng rào sang nhà mệ Hó ỉa. Anh Cu Chành ngồi trong hố xí, mệ Hó nhảy chồm chồm ở ngoài chửi ầm lên, nói cha tổ Cu Chành, ỉa đâu không ỉa răng ỉa nhà tao! Anh Cu Chành nhóng cổ ra, nói đồng chí Hó để yên cho tôi ỉa xong đã rồi có ý kiến, đừng phát ngôn bừa bãi.


Mệ Hó nén giận, ngồi bó gối trước cửa hố xí chờ anh Cu Chành ỉa xong để chửi. Anh Cu Chành lại nhóng cổ ra, nói đồng chí Hó cho tôi xin mấy que quẹt khu (đít). Mệ Hó laị nhảy chồm chồm chửi, nói vơ làng xóm nời… có ai như thằng Cu Chành không, nó ỉa vất nhà tui còn bắt tui quẹt khu cho hắn đây nời!


Anh Chành lại nhóng cổ ra, nói đồng chí Hó không kiếm que cho tui chùi khu thì tui bẻ tranh tre hố xí đồng chí. Mệ Hó tức uất rú lên nhưng vẫn phải kiếm que cho anh Cu Chành. Mệ dúi que vào cho anh, mắt trợn miệng hét, nói que đây que đây, chùi xong rồi ăn luôn nghe Cu Chành!


Anh Cu Chành ra khỏi hố xí, nhảy hàng rào về nhà . Mệ Hó nhảy sang nhà anh nhảy chồm chồm, ra sức chửi. Anh Cu Chành bật cái đài Orionton, vặn volume hết nấc. Mệ Hó cố gào lên cho át tiếng đài, mệt quá thở hồng hộc. Mệ hét lên, nói cha tổ mi Chành nời, mi nói hay rứa răng cứ đi ỉa vứt!


Anh Cu Chành chỉ tay quát, nói này, đài đang phổ biến chủ trương đường lối, đồng chí Hó lại đem chuyện ỉa đái ra đây là có ý gì. Câm họng không tui kêu dân quân trói cổ liền. Mệ Hó tịt, quắp đít đi về, vừa đi vừa chửi, nói vơ cu Chành nời, tao thua cái đài chớ không thua mi mô nha!


Còn nhà thứ tư là nhà ông Mẹt Lạm ở sát sau nhà mệ Hó, cũng ở bên phải nhà mình. Ông chết vợ, có một đứa con trai là thằng cu Đán. Thằng này đánh cờ tướng cực giỏi, mình học đến lớp 5, nó mới học lớp 2, nó chấp mình một xe mà 10 ván mình cũng chỉ thắng nó được 2, 3 ván.

Cu Đán nói anh đánh cờ dở như bọ tui đi ỉa. Lúc đầu mình không để ý, nhưng sau thấy lạ, hễ đau bụng là ông Mẹt Lạm lại nhảy sang hàng rào, vào hố xí mệ Hó, dù nhà ông cũng có hố xí.
Sau lại thấy hễ mệ Hó đi ra hố xí là ông Mẹt Lạm kêu đau bụng liền. Mình hỏi cu Đán răng thấy mệ Hó ra hố xí là bọ mi đau bụng? Nó nói bọ tui đau cu không phải đau bụng.

Mình không hiểu, hố xí vừa chật vừa thối inh, làm gì được ở đó. Cu Đán nhăn răng cười nói tui thấy bọ tui lẹo chắc với mệ Hó rồi, hay lắm. Nó chồm lên bụng mình dập dập nói ri nì ri nì, Hó ơi Hó ơi anh yêu Hó, Hó ơi Hó ơi anh yêu Hó.

Mình hỏi lẹo chắc ở hố xí à. Nó nói không phải, hố xí chỉ tâm sự thôi, rồi bọ tui bưng mệ Hó vô nhà. Mình nói vừa ỉa vừa tâm sự à? Thằng Đán nói ừ, nói đi nói lại chỉ có câu Hó nhớ Lạm không, Lạm nhớ Hó không, rứa mà nói cả buổi, ỉa hết cứt rồi vẫn cứ nói.

Mình nói chi mà cực rứa hè. Thằng Đán nói tâm sự chỗ khác thì anh Cu Chành phát hiện, kêu dân quân bắt liền. Mình nói hèn chi mệ Hó không cho anh cu Chành vào ỉa hố xí mệ. Thằng Đán nói anh cu Chành cũng muốn tâm sự với mệ Hó nhưng mệ ghét, không cho.


Mình nói mi đã biết thì anh Cu Chành cũng biết. Thằng Đán nói lúc đầu sợ anh Cu Chành thì ra hố xí tâm sự, sau đổ lì không sợ nhưng quen rồi, hễ muốn tâm sự là buồn ỉa liền.
Mình cười nói tao không tin, thằng Đán nói thiệt đó, bọ tui nói vừa ỉa vừa tâm sự thích lắm, quan trọng là mình ỉa đừng có tiếng kêu, kêu thì mất lịch sự, rứa thôi.


Làng Đông hồi đó làm hố xí hai ngăn, ngăn ỉa ngăn ủ nghiêm túc lắm, sau rồi tùm lum cả. Đang đau bụng có người ngồi rồi, không nhịn được liền nhảy sang ngăn kia, ủ chẳng ủ thì thôi, ỉa cái đã. Dần dần hố xí hai ngăn thành ra hai hố xí.
Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói dân mình lạc hậu, chỉ mỗi việc ỉa cho có khoa học mà cũng không hoàn thành nhiệm vụ. Mệ Hó nói ôi dà, không thấy trung ương giao nhiệm vụ ăn, toàn giao nhiệm vụ ỉa thôi.
Nhưng anh Cu Chành không mắng mệ Hó phát ngôn bừa bãi nữa, chỉ nói đồng chí Hó có thắc mắc chi nói sau. Cuối buổi anh Cu Chành nói đồng chí Hó ở lại tôi giải thích.

Chẳng biết anh Chành giải thích thế nào, tối hôm đó mẹ Hó nhảy chồm chồm, chửi ông Mẹt Lạm, rung làng chuyển xóm cả đêm. Mệ Hó nói vơ Mẹt Lạm nời, tau nói cho mà biết nha, từ ni cặc mi có bá ( dát) vàng, tau cũng không thèm nha.


Chuyện hủ hoá mệ Hó ông Mẹt Lạm tự nhiên cả làng ai cũng biết. Đi đâu nghe ai nói câu khích là mệ Hó lại nhảy sang nhà ông Mẹt Lạm chửi, vừa chửi vừa vỗ bướm bem bép, hét vơ Mẹt Lạm nời, tao thà để l. cho chó ăn, không cho mi liếm mô nha !
Mình hỏi thằng Đán răng rứa. Thằng Đán nói không biết ai nói bọ tui khoe mệ Hó thuê bọ tui lẹo mệ, một phát 5 hào, đến giờ mệ nợ cả trăm đồng không chịu trả. Mình nói thiệt không, nó nói biết mô, nghe người ta nói rứa.
Một hôm mình với thằng Đán đang đánh cờ, ông Mẹt Lạm đi đâu về, mặt mày hằm hằm nói đụ mạ con l. trâu, đụ mạ con l. trâu. Ông lôi cái cuốc xông sang vườn mệ Hó đập tan cái hố xí hai ngăn, lại còn xúc cứt vứt ra đầy vườn.
Mình hỏi thằng Đán răng rứa. Thắng Đán nói không biết ai nói mệ Hó khoe bọ tui hẹn mệ đi ỉa, rồi liếm khô khu cho mệ, mệ mới cho lẹo. Mình nói tởm, thịêt không, nó nói biết mô, nghe người ta nói rứa.


Mệ Họ nhảy chồm chồm, vừa chửi vừa xúc cứt hất sang nhà thằng Đán, nói vơ Mẹt Lạm nời, trả cứt cho mi đây nời.
Ông Mẹt Lạm lại xúc cứt hất sang nhà mệ Hó, vừa hất vừa hét đụ mạ con l. trâu, đụ mạ con l, trâu!
Xúc đi xúc lại hết phân, cả hai ỉa cứt mới, gói lại ném vào nhà nhau, ngày nào cũng chửi nhau đánh nhau rung làng chuyển xóm.

Anh Cu Chành nói các anh trên trung ương nói thấy dân minh mất đoàn kết, các anh rất đau lòng. Để cho đồng chí Hó, đồng chí Lạm đánh chửi nhau tui có khuyết điểm với trung ương, có tội với bà con.
Nói xong thì Cu Chành khóc
Bà con nói ua chầu chầu đồng chí Cu Chành tội hè.
Anh Cu Chành nói đã coi nhau như kẻ thù thì sống gần nhau càng thêm tan cửa nát nhà, tui nói rứa có phải không bà con?

Bà con nói ua chầu chầu đồng chí cu Chành nói phải quá phải quá
Tháng sau cả mệ Hó, cả ông Mẹt Lạm đều đi kinh tế mới, hai cái vườn gửi lại cho Cu Chành coi sóc.
Anh Cu Chành nói đồng chí Hó đồng chí Lạm ra đi xóm làng tiếc lắm, nói xong thì khóc. Mệ Hó và ông Mẹt Lạm cũng khóc, cả hai đều xin lỗi bà con láng giềng.
Bà con nói ua chầu chầu, đồng chí Cu Chành đoàn kết giỏi hung

Mệ Hó, ông Mẹt Lạm đi cả chục năm không về, nghe nói muốn về lắm nhưng không có tiền về, hai cái vườn mặc nhiên thành vườn anh Cu Chành.
Hè này về quê, lên làng Đông chơi, khu vườn 16 sào đất của anh Cu Chành nhà cửa, cây cối đẹp ngây ngất. Mình hỏi anh Cu Chành: mệ Hó ông Mẹt Lạm có về không anh. Cu Chành cười hậc một tiếng nói không chết là may, còn đòi về.
Ua chầu chầu.

Date: 09/04/2015

By: H

Subject: Re: 'Truyện này có phải là của Bọ Lập không bà con ?

Đúng rồi đó! Trước đây H có đọc qua và Bọ Lập có những câu: "... ua chầu chầu sướng hè sướng hè. "

Date: 10/04/2015

By: Nguyễn Quang Lập

Subject: MỘT NGÀY

SÁNG TÁC MỚI CỦA NGUYỄN QUANG LẬP (1): Một ngày

Văn Việt: Xin trân trọng giới thiệu bài thơ mà tác giả Nguyễn Quang Lập vừa gửi cho Văn Việt, có thể coi là sáng tác mới nhất của anh, viết sau khi… về lại nhà!

Sáng. Vẫn ngồi ban công ăn sáng đọc sách
Văng vắng một cái gì
Liếm mép nhìn lục bình trôi sông Sài Gòn
Này hỡi lục bình mày làm gì thế
Tự do hay sống mòn?

Trưa. Vẫn nằm giường nệm ngủ điều hòa
Thiêu thiếu một cái gì
Tắt mobile lại mở mobile
Chẳng chờ đợi điều gì vẫn cứ chờ
Kinh.

Chiều. Vẫn viết vẫn lướt mạng
Sờ sợ một cái gì
Giật thót mobile giật thót chuông cửa
Mình thật đáng thương thật đáng tởm
Địt mẹ.

Tối. Vẫn ngủ ngon vẫn thức lúc 2 giờ sáng
Nhớ quá bọn xã hội đen cùng phòng
Sống với chúng dễ hơn, an toàn hơn sống với cứt
(Tức bọn giả cầy trí thức)

Khó ngủ quá
Chổng mông đánh rắm một phát chơi
Rắm xong rồi lại ngửi
Ngẩn ngơ ngồi dậy ngẩn ngơ cười.

Nửa đêm sinh nhật Cu Líp 7/4/2015
https://vanviet.info/tho/mot-ngy/

Date: 03/04/2015

By: Nhan Tuan Truong

Subject: Tượng mẹ Việt Nam anh hùng


Có một bà mẹ Việt Nam anh hùng
Thì có cả triệu bà mẹ Việt Nam phản động
Mẹ nào thì cũng là mẹ của những đứa con Việt tộc
Trong cuộc chiến nồi da xáo thịt

Có một bà mẹ Việt Nam anh hùng
Thì có cả triệu bà mẹ Việt Nam nắng dãi mưa dầm
Tần tảo nuôi con, hai vai trĩu nặng,
Để lớn khôn lên chúng gà nhà bôi mặt

Có một bà mẹ Việt Nam anh hùng
Thì cũng có cả triệu bà mẹ Việt Nam cạn dòng nước mắt
Xác con là quân giải phóng, là ngụy quân, ngụy quyền, là vượt biên phản quốc…
Thì giọt nước mắt nào của mẹ cũng chua xót đắng cay

Có một bà mẹ Việt Nam anh hùng
Từ bốn mươi năm trước hôm nay được vinh danh tạc tượng
Thì có một triệu bà mẹ Việt Nam khóc thầm trong tủi nhục
Sông Gianh, sông Bến Hải như vẫn còn thống khổ phân chia

Có một triệu bà mẹ Việt Nam vui
Thì cũng có một triệu người mẹ Việt Nam buồn,
Có những nỗi buồn xót xa không thể nói
Bắc hay nam, sinh ra mẹ đâu lựa chọn

Có đất nước nào như đất nước này
Hễ có một người vui là có triệu người buồn
Có một người vinh quang là có máu me của một triệu người đổ xuống
Có một người sống trong vàng son thì có một triệu người nước mắt chan cơm

Ôi Việt Nam,
Giang sơn một dãi tủi hờn !

https://nhantuantruong.blogspot.de/2015/03/tuong-me-viet-nam-anh-hung.html

Date: 24/02/2015

By: Người đến từ hôm nay

Subject: Chiều xuân

Lang thang trên phố chờ xuân đến
Xuân đến rồi mà lòng xuân chưa đến.

Tiết se lạnh của những ngày kề xuân làm nâng nâng lòng người , nhạc cũ xưa , giọng ca Duy Khánh vang lên kéo những ký ức xa xưa trở về, những ngày cuối tuần, cuối năm cũng nhẹ theo nhạc xuân, Một buổi sáng cận kề mùa xuân ngại ra khỏi giường cứ muốn ủ nướng trong mền, với tay tìm nhạc , Thanh Thúy đưa ''Mùa xuân đầu tiên '' đến, nhắc lại mùa xuân ba chín , bốn mươi năm trước , nằm trong mền ấm để nhớ về người nhạc sĩ già, người nhạc sĩ đã từng trải qua vinh quang và cay đắng , trải qua rồi vinh và đắng mà lời nhạc cứ ngập ngừng, xuân , niềm vui mà cứ quyện với nét buồn, buồn cứ vương vấn trong mùa xuân, mùa xuân lắng đọng của đời người , một giấc mơ xuân đến muộn của đời người , con chim ngỡ ngàng trước cánh cửa lồng rộng mở ? cánh chim từng chờ đợi , cánh chim lòng phải được tung bay, phải lượn trong gió xuân chứ không phải bị giam hãm , để ngục tù , tiếng chim có ai oán trong mùa xuân thì cũng đưa xuân về, khi muôn hoa đua nở , bánh chưng xanh, dưa hành, củ kiệu, rượu bia đủ đầy chưa phải là vị ngon nhất trong ẩm thực mùa xuân, nếu không có nhạc xuân, nhạc xuân buồn, nhạc xuân buồn mới sưởi ấm được ký ức ... nhấp chén rượu đầu xuân ta uống cả ký ức những mùa xuân trước .

Sài Gòn những ngày vào xuân buổi sáng se lạnh đường phố thêm sắc áo cho lòng thương nhớ vu vơ, trong nét cọ xuân run run hơi ấm ,
thiên nhiên như đúng hẹn hoa mai chưa nở mà cây cần thăng già trước ngõ đã thay lá xanh mướt và đơm hoa trắng nguyên một vùng trời, thời gian qua nhanh quá những trái mùa trước vẫn còn đeo bám trên cây .
Một chiều xuân lang thang trên phố , sài Gòn đang rộn rã chuẩn bị đón năm mới, những đường phố lớn trung tâm được chăn lại để thi công nhà ga metro và thực hiện đường hoa Ất mùi, các ngả đường đều kẹt xe liên tục dù có sự điều phối cùa công an , hết len lỏi qua các hè phố, ngồi quán nước ven đường ngắm nhìn sinh hoạt thành phố nhìn những khách sang trọng ra vào các trung tâm mua sắm các nhà hàng sang trọng , những hàng quán bán rong hè phố , nhìn những tấm pano thật lớn che chắn những khoảng đất làm nơi giữ xe , những pano in hình chợ Bến Thành,hình bùng binh trung tâm Quách thị Trang, hình những vườn hoa trong thành phố ....
Đường Lê Lợi tương đối thông thoáng cho người bộ hành dẫn tôi qua những cửa hàng , dẫn qua 62 Lê Lợi , dẫn tôi tới trước cửa chợ Bến Thành , đứng trước cửa chợ ngắm nhìn bùng binh trung tâm thành phố .... thành phố xa lạ quá , xa lạ với ký ức của tôi dù đã biết trước. Tượng đài Trần nguyên Hãn đã được di dời thay vào đó là những mô hình trang trí bằng hoa, một ngôi sao to tướng đặt giữa, bên đó là số 40 màu đỏ chót, những cánh chim lạc lõng bay lên...

Tôi choáng với cảm giác ngột ngạt , cảm giác hụt hẫng, cảm giác mất mát tôi đâu mất gì ? hay có mất gì? đầu tôi tìm một chỗ thở, chân lết theo đường Trương Định tìm chỗ thoáng, công viên tượng Tao Đàn chiều nay vắng người quá , công viên chiều nay buồn quá, những tượng đá vô hồn quá, nhạt nhẽo quá dãy ghế cuối công viên chỉ có mình tôi , trước mặt bên kia đường trong khuôn viên tao đàn người ta đang hối hả làm những mô hình bằng xốp, gió chiều quẩn xoay những mảnh xốp vụn bay lên vật xuống, sau lưng chỗ tôi ngồi là tượng ''bàn tay nắm đấm''một nắm đấm yếu ớt bất lực, bất lực như người ngồi đây , ngồi đây mà lòng nặng như tượng đá, nỗi buồn gió chẳng cuốn đi nó cứ quẩn mãi trong lòng .

Hiện tại trong tay ta ư? tương lai trong tay trong tay ta ư ? còn quá khư tôi như người bị đánh mất , hè phố Lê Lợi không còn đẹp trong lòng mình như thập kỷ 70 , 80 không còn những đống sách cũ vỉa hè , những típ sơn dầu xài dở dang, những cây cọ cũ đầy hấp dẫn gợi nhiều thèm thuồng , số 62 Lê Lợi không còn là vương quốc của tâm hồn nữa .
Tượng đài danh tướng Trần nguyên Hãn đứng đó mấy chục năm không còn nữa, đánh mất hình tượng là đánh mất hồn thiêng , đổi hình thể là đánh tráo công danh . Mùa xuân chưa kịp đến người ta đã khoác vội cho Sài Gòn con số 40 .
Ai đã được gì ở số 40 ? Ai đã mất gì ở số 40 ấy ? hay nó tượng chưng cho con số 400.000 người Việt Nam đã chết trong lòng biển trên đường vươt biên sau ngày 30-4 năm ấy ? hay là 40 năm cào bằng mang lại công bằng cho mọi người ? hay 40 năm của sự thất bại ? hay 40 năm rồi vẫn còn sự khác biệt sang trọng sau lớp kính và nghèo nàn ngoài hè phố hay 40 năm rồi mà những bác tài xe ôm vẫn như là thân phận những cậu bé đánh giày của 40 năm trước ?

Sao họ không đập nát, ủi sập tượng đi thay vì di dời để tôi khỏi bị cảm giác bị lừa, bị sỉ vả. Mai sau có ngồi trên những toa tàu sang trọng cũng không dám tự hào, bởi ta đã đổi nó bằng hồn thiêng sông núi , danh dự của chúng ta và tiền nhân, chỗ danh tướng đứng mãi là nơi hồn thiêng sông núi, là bài học chống ngoại xâm, không thể có gì thay thế được. Hậu thế sẽ xét xử chúng ta. Khi danh tướng sinh thời vua Lê đã hiểu nhầm , người sau đã làm sáng tỏ nỗi oan ấy. và hôm nay chúng ta lại làm phiền lòng danh tướng liệu chúng ta và hậu sinh chúng ta sẽ làm gì nữa ?

Chiều muộn mà tôi cứ ngồi đấy như chờ một người đồng cảm hay một người nào đa sầu đa cảm để cùng bật khóc cùng tôi ở một chiều xuân. Tôi đi tìm mùa xuân lại thấy nỗi buồn, buồn không riêng của tôi .Tôi đã đánh mất mùa xuân trong chiều xuân ấy .

Tb: Hôm nay mùng 6 tết khi những đóa hoa cách đây mấy ngày được nâng niu nay đã nằm trong sọt rác, những vỏ lon bia vỏ hộp bánh .... xuân đã tàn. Ngồi viết nhớ lại xuân trước du xuân khắp thành phố từ đồng lúa mùa xuân Củ Chi, vườn hoa Gò Vấp, đường hoa Nguyễn Huệ, hội hoa xuân Tao Đàn, làng quê, chợ hoa hồ Bán nguyệt PMH, tô bún giò Huế ở trung tâm thương mại còn nguyên vị , sáng mùng 2 tết thả bộ trên những con đường vắng trong thành phố .... nhớ .... nhớ ... vật đổi sao dời và lòng người cũng thay đổi ? ngồi nhà nhâm nhi mứt và gặm nhấm nỗi ... buồn !

Date: 24/02/2015

By: Người đến từ hôm nay

Subject: Re: Chiều xuân


Nhờ admin sửa lại Trần nguyên Hán thành Trần nguyên Hãn , xin cám ơn .

Date: 26/02/2015

By: ph hoa

Subject: Re: Chiều xuân

lãng mạn quá! buồn quá!

Date: 01/03/2015

By: H

Subject: Re: Chiều xuân

Đọc cảm nghiệm, chứa ẩn cuộc sống - thân phận - lịch sử... thay đổi trong ngổn ngang nghẹn ngào:
Một bức tranh XH VN thu nhỏ trong một "góc" trung tâm của Thành phố.

Sáng tác là đam mê, là công việc của người nghệ sĩ, không chỉ trăn trở, ưu tư suy nghĩ về đời sống XH còn cả vận mệnh dân tộc ... đang vỡ, xót xa !

Date: 01/03/2015

By: Người đến từ hôm nay

Subject: Re: Re: Chiều xuân

Người xưa nói '' trước khi muốn giết một con chó hãy kết tội nó là một con chó điên ''
Khi làm đường người ta tránh nhà của các quan bằng ''đường cong mềm mại ''

Khi người ta không thích tượng danh tướng chống giâc Tầu đứng giữa trung tâm thành phố , một điêu khắc gia phát biểu '' tượng được làm không đúng kỹ thuật nên bị hư khó phục hồi được '' có cả ý kiến để tượng nứt nẻ rơi bể ảnh hưởng người dân nên cần di dời .

Một bài báo nói tượng Trần nguyên Hãn không có giá trị lịch sử vì tượng được làm như là hình ảnh ''biểu tượng '' của binh chủng truyền tin VNCH , như thế tượng đã bị xét về lý lịch và số phận tượng đã được định đoạt.

Khi người thành phố đang rộn rã đón xuân
Khi ngoài biển Đông thuộc chủ quyền nước nhà luôn bị giặc lấn chiếm và,hối hả xây dựng.
Thì giữa trung tâm thành phố người ta ''hô biến'' tượng Trần nguyên Hãn ?
Rồi người Sài Gòn sẽ buồn nhớ hay sẽ vui quên tượng đài danh tướng này ?

Date: 21/02/2015

By: De

Subject: Khai bút: Tào lao sự của De năm con Dê

Năm con dê
ước gì mình được lề mề
hề hề,
nhìn cỏ non
trên đồng xanh mơn mởn
thì vẽ cho đã - sướng - thôi rồi
nào đồi núi thung lũng đèo cao chỗ thấp
sâu … hic hic !!!
nghe sợ không dám bước
hụt chân bây giờ là xuân không hồi nữa
trụy luôn !!!
Hehe …

Năm con dê,
lại còn được cái tên Mùi, nghe chí lý
rồi lại thêm tên Dương, không uổng phí
bổ dưỡng cái chi chi
nghe cũng thấy khoái: ví dụ Cà dí dê tim tím, ăn ngon dễ sợ, nhưng nóng (?)

Đọc con số 35, rồi tượng trưng – „tội“ mình
Be he, chí chóe


Viết thế thôi, nghĩ thế thôi, năm dê
nghĩ bây chừ già rồi
cưa sừng giả làm nghé hoặc dê cụ - có khi mang tội,
sống gì gì cũng cho người ta – mần thịt - được bữa cà ri dê, cay
xít xoa
uống một ngụm
lâng lâng ...


Date: 18/02/2015

By: NMH

Subject: Chúc Mừng Năm Mới

Chúc mọi người có một năm hơn cả những ước muốn.

Date: 18/02/2015

By: Ph. Hoán

Subject: Re: Chúc Mừng Năm Mới

Chúc Mừng Năm Mới !
Mọi sự Tốt Đẹp đến Gia đình Quý Thầy Cô, Các Anh Chị Em, Bạn Hữu và Các Cháu !

Date: 21/02/2015

By: hh

Subject: Re: Chúc Mừng Năm Mới

Chúc mừng năm mới cả nhà vui hì hì

Date: 01/02/2015

By: Suu tam

Subject: Thư giãn

Trong tay ông

Ông chồng suốt ngày từ sáng đến tối chỉ toàn đọc báo, người vợ phàn nàn: "Tôi mà là tờ báo thì có tốt hơn không, nhờ thế mà tôi sẽ ngày ngày được trong tay ông". Ông chồng nghĩ: Tôi cũng chỉ mong có thế, nhờ vậy mà ngày nào tôi cũng thay được một.




Tuần trăng mật

Một cặp vợ chồng mới cưới nọ đưa nhau đi hưởng tuần trăng mật. Để thêm phần hứng thú trong đêm tân hôn, nàng e thẹn đề nghị là họ sẽ "làm lại" mỗi khi mà ông lão giữ chuông đồng hồ kéo một hồi chuông điểm giờ.

Chàng ưng thuận. Nhưng sau hồi chuông thứ tư, thì chàng kiếm cớ ra ngoài lấy thuốc lá, rồi lảo đảo đi tìm ông lão:

- Ông ơi! Chàng nói hổn hển, ông có thể giúp tôi một việc không? Ông làm ơn kéo chuông sau mỗi hai tiếng đồng hồ thay vì một tiếng?

Ông lão mỉm cười trả lời:

- À, tôi cũng muốn làm theo lời ông lắm! Nhưng hiện thời thì không thể được.

- Tại sao vậy. Tôi sẽ cho ông tiền nếu ông thấy việc đó làm phiền ông.

- Không phải vậy. Nhưng có một cô đã mướn tôi kéo chuông sau mỗi ba mươi phút đồng hồ rồi.

Date: 31/12/2014

By: H

Subject: Tết:Tây ta

Tết tây rồi tết ta,
Ôi da da
Mới hôm nào -tết Ta, rồi chẳng mấy chốc lại đến tết tây, nhanh quá
Sao hồi bé thích tết thế nhỉ,
Mẹ Cha,
Ông bà,
Anh chị, bà con, hàng xóm, láng giềng …
Lì xì
Vui - cứ mong … ngày tết!

Có tết năn nỉ, cũng tưởng được em sắp lì xì
Ríu ra ríu rít, hihi …
Em bảo: Cứ chờ đấy … có mà mơ (em dứ dứ nắm đấm, chẳng lẽ cuối năm bảo em mang tuổi con gì, sao mà dữ hơn sư ... nhỉ, đành cười trừ…
Bây chừ, mấy chục năm sau, nay anh mới nhớ, làm thơ - trả thù đời – nhớ câu: không được ăn cơm - trước khi có kẻng !!? Hihi …
Ôi dào, ngày ấy đêm ba mươi trời tối như bưng, giữa giờ giao thừa, lỡ ngày ấy - có mà banh theo xác pháo !!!
Lâu lâu tám láo phịa cho bà con … vui thôi!

Tết, sắp tết!
Vẫn nhớ: Cầu – Dừa - Đủ - Xoài … Dzú sữa ! Vậy mới có chiện!!
Tết nhớ bạn bè:

Nhớ Cô Hàng xóm, thơ hay, đốt lửa trong lòng, chửi bọn tàu khựa cắm giàn khoan ngay ngoài biển Việt; Căm ghét đắng lòng bọn bán mước hại dân … còn ngồi chễm chệ !
Nhớ tâm tư của chàng - nàng nghệ sĩ „Người đến từ hôm nay“ đứt mảnh ra từng khúc ruột … Bọn chúng xé Sài gòn, thêm nát cả quê hương …
Thương thay, thương thay quê hương mình đó, lòng người nghệ sĩ … cầm giam hãm những tháng ngày, chờ mong ước một ngày, viết vẽ thành sự thật !

Thôi mượn rượu, lời thơ than thở cõi lòng: giá có đế Long An, giá có đế Gò đen, giá có nhấp được Minh Mạng tửu thì chắc cũng ấm lòng râm ran – rượu chạy tới đâu biết đến đó !!! Để quên!?!

Ở tây, được ăn mỗi tết tây, còn tết ta thì ăn ké, hương vị Xuân bay thoang thoảng …
Thôi đợi, nàng Xuân ta
tưởng tượng ra, ngày tết được lì xì:
Thơ - cho năm mới

Mong Bạn Hữu Gia đình Quê Hương: Mọi điều tốt đẹp !

Date: 11/01/2015

By: ph hoa

Subject: Re: Tết:Tây ta

Ở VN Tết Tây vừa rồi được nghỉ 4 ngày liền lận đó anh Hoán ơi, sắp tới Tết ta được nghỉ 9 ngày lận. Vậy mà mấy ông tây nghỉ có mỗi ngày một Tây, hai Tây là phải đi làm lại liền....chắc bởi nu7oi7c1 họ còn nghèo, ráng làm cho sánh kịp với nước mình đó mà!

Date: 12/01/2015

By: H

Subject: Re: Re: Tết:Tây ta

Hihi, chời bi chừ VN được nghỉ nhiều rồi heng, nghỉ để lấy sức làm có năng lượng hơn ! Nhưng mà một năm đi làm công nhân có được nghỉ thêm thời gian nào nữa không, Ph Hoa ?

Date: 21/01/2015

By: hh

Subject: Re: Tết:Tây ta

hihihi anh chàng Hoán nhà mình vẫn còn lãng mạn quá chừng chừng . Bao giờ về VN đây ?chúc Hoán cùng gia đình luôn khỏe nghe .

Date: 22/01/2015

By: H

Subject: Re: Re: Tết:Tây ta

Hihi, Cảm ơn HH nhiều !
Bên FB của HH "gửi gắm" nhiều quá mà chẳng thấy cho bên này tí nào cả, lại còn cho người khác lẽng mạng, hihi ...

<< 1 | 2 | 3 | 4 | 5 >>

New comment